Lý Do Và Cách Thoát Khỏi Cảm Giác Chán Nản Công Việc

vi sao ban chan nan cong viec

Chán nản công việc là cảm giác tạm thời hoặc lâu dài cho đến khi bạn thay đổi môi trường hoặc công việc mới. Đây là cảm giác khá phổ biến, xuất hiện nhiều ở môi trường công sở. Vậy lý do nào khiến bạn cảm thấy chán nản công việc và cách để thoát khỏi cảm giác đó là gì? Cùng Trạm giải đáp tất tần tật nhé!

 

Chán nản vì công việc thiếu thử thách

Có nhiều việc mang tính chất lặp đi lặp lại mỗi ngày sẽ khiến đôi lúc kỹ năng bạn không được phát triển hơn. Về lâu về dài bạn sẽ cảm thấy buồn chán vì công việc thiếu thử thách. Lúc này bạn có thể đề xuất họp với sếp và nêu ra những vấn đề đang gặp phải. Bên cạnh đó hãy tìm kiếm và đề xuất những việc giúp ích hơn cho việc hiện tại mà bạn cảm thấy thú vị. Nếu môi trường và công việc không có thử thách thì bạn hãy tự tạo ra nó để xóa bỏ cảm giác chán nản công việc.

chan nan vi cong viec thieu thu thach
Môi trường làm việc thiếu thử thách làm cho chúng ta cảm chán nản và thiếu động

Thường xuyên có cảm giác căng thẳng và lo lắng

Trái ngược với công việc thiếu thử thách, thì việc quá nhiều vấn đề khiến bạn lo lắng và căng thẳng cũng khiến bạn sinh ra cảm giác chán nản. Lúc này điều bạn có thể làm là tạm thời dừng lại để nghĩ ngơi và thư giãn. Có thể bắt đầu bằng việc đi đâu đó mới mẻ hít thở không khí, đi cà phê với bạn bè hoặc ở nhà xem phim mà bạn yêu thích để nạp lại năng lượng. Một điều vô cùng quan trọng là sự tò mò về mọi thứ xung quanh, điều này giúp tăng khả năng quan sát, mở ra sự sáng tạo giúp bạn giải quyết tình trạng bế tắc ở hiện tại. Ngoài ra, ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa cũng là cách nạp lại năng lượng vô cùng hiệu quả. Thiếu năng lượng là nguyên nhân dẫn đến buồn chán và mệt mỏi về mặt sức khỏe và cả tinh thần.

 

Thiếu động lực để làm việc từ đó chán nản công việc hiện tại

Có những lúc bạn chán nản công việc vì bạn đã quên đi động lực bạn làm công việc này là gì. Những lúc chán nản bạn hãy nghĩ về lí do ban đầu khi mà bạn lựa chọn và lợi ích mà công việc này mang lại cho bạn. Đặt ra kế hoạch để phát triển bản thân trong tương lai và làm việc với tinh thần thúc đẩy những điều tốt đẹp. Khi bản cảm thấy việc làm của mình có ích thì sẽ không còn cảm giác chán nản. 

hinh anh minh hoa tram dong hanh
Bạn quên mất động lực để bạn làm việc là gì? Hãy dừng lại và vạch lại hướng đi cho bản thân nhé!

 

Suy giảm nhận thức về cảm xúc

Theo nghiên cứu cho thấy những người thiếu ý thức về bản thân sẽ dễ sinh ra cảm giác buồn chán. Tiến sĩ Travis Bradberry chỉ ra 90% những người làm việc tốt thường có EQ cao hơn (EQ bao gồm năng lực cá nhân và năng lực xã hội). Trong đó năng lực cá nhân được hình thành từ kỹ năng nhận thức và quản lý bản thân. Còn năng lực xã hội được định nghĩa bởi xã hội và các mối quan hệ. Những lúc cảm thấy buồn chán công việc hiện tại bạn hãy dành thời gian để xem xét và tìm ra nguồn gốc của sự chán nản, lo lắng đó là gì. Từ đó phát triển nhận thức và cảm xúc để bạn có thêm động lực để thay đổi bản thân mình.

 

Cảm thấy bản thân không được tôn trọng là nguyên nhân thường gặp gây chán nản công việc

Thường thì sẽ có đôi lúc bạn cảm giác mình không được lắng nghe, thiếu sự tôn trọng và dẫn đến giận hờn, buồn chán công việc và mọi người xung quanh. Bạn có thể xem xét xem ý kiến của bạn không được tôn trọng bởi tất cả mọi người hay chỉ một vài người thôi. Từ đó hãy mạnh dạn thảo luận với mọi người và sếp để đưa ra hướng giải quyết chung. 

hinh anh minh hoa tram dong hanh
Cảm thấy không được tôn trọng cũng gây nên tình trạng chán nản công việc của đa số lao động hiện nay

 

Chẳng có công việc nào là hoàn toàn màu hồng, cũng chẳng có công việc nào là hoàn toàn nhàm chán. Tùy vào góc nhìn của mỗi người, nếu bạn tiêu cực bạn sẽ thấy tiêu cực, nếu bạn tích cực bạn sẽ tìm cách và giải quyết từng chút một. Hãy luôn tìm ra lý do dẫn đến cảm xúc chán nản công việc và giải quyết thật hợp lý. Và sau cùng nếu bạn không thể vượt qua những cảm xúc tiêu cực trên thì hãy chuẩn bị sẵn sàng nhảy việc khi cần thiết nhé

 

Trạm chúc cho những ai đang loay hoay với những suy nghĩ hỗn độn này sẽ sớm tìm ra được giải pháp xử lý vấn đề. Chúc cho bạn được làm công việc yêu thích trong môi trường phù hợp.

 

Xem thêm bài viết liên quan: Vì sao bạn luôn cảm thấy thua kém bạn bè?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *