Theo thống kê gần đây tỷ lệ trầm cảm ở gen z ngày càng có xu hướng tăng cao. Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần có biểu hiện suy giảm khí sắc, dễ có những cảm xúc buồn bã, tiêu cực, chán nản, rối loạn giấc ngủ,… Những điều này không chỉ làm sức khỏe tinh thần ngày càng đi xuống mà còn tác động không nhỏ đến thể chất và các mối quan hệ trong cuộc sống.
Tuy trầm cảm đã được phổ cập mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây, hầu hết đều có mặt trên các trang mạng xã hội, báo chí hay chính phủ. Nhưng đến bây giờ cũng không ai có thể hiểu rõ trầm cảm thật sự là gì, chỉ biết đây là một căn bệnh nguy hiểm hơn cả ung thư.
Nguyên nhân xảy ra các vấn đề tâm lý ở gen z là gì?
Trên thực tế thì trầm cảm là vấn đề tâm lý có thể xảy ra với tất cả mọi người chứ không riêng gì gen z. Trong cộc sống này ai cũng sẽ trải qua những giai đoạn khó khăn cùng cực. Tuy nhiên ở gen z lại là đối tượng dễ bị trầm cảm “ghé qua” nhất. Vậy lý do đó là gì?
Do sự phát triển của thời đại
Xã hội ngày càng phát triển thì các thiết bị công nghệ cũng xuất hiện nhiều như điện thoại thông minh, máy rửa chén, máy hút bụi,… Theo các chuyên gia cho biết đây cũng là nguyên nhân gây nên trầm cảm ơn gen z. Khi công nghệ phát triển sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được khá nhiều thời gian và công sức, từ đó con người dễ bị thụ động và trở nên phụ thuộc hơn. Đôi lúc sẽ mất kết nối với thế giới bên ngoài mà cuộc sống lại bị thu hẹp bởi chính căn phòng của mình.
Như trước đây thay vì phải đi ra ngoài đi chợ, mua đồ ăn thì bây giờ đã có sẵn các app siêu thị, app đặt đồ ăn vô cùng tiện lợi và nhanh chóng. Trong mùa dịch covid 19 ngay cả khi làm việc cũng có thể làm online mà không cần phải đi đến công ty. Do đó nhiều bạn gen z dần bị mất kết nối với thế giới bên ngoài cũng dễ hiểu. Dần dần tâm lý giới trẻ sẽ bị bức bối, tiêu cực và dễ rơi vào trầm cảm hơn khi gặp phải những tình huống khó khăn.
Áp lực đồng trang lứa góp phần gây vấn đề tâm lý ở gen z
Áp lực đồng trang lứa – Peer pressure hiện nay xảy ra rất nhiều. Mỗi khi lướt mạng xã hội rất dễ bắt gặp những video hay bài viết nói về các bạn trẻ chỉ ở độ tuổi 18, 19 đã rất thành công, có thành tích học tập khủng, thậm chí có thu nhập rất lớn mỗi tháng. Bây giờ bước ra đường rất dễ để thấy hình ảnh các bạn còn rất trẻ mà có thể diện những bộ đồ đắt đỏ, dòng điện thoại mới nhất, đi xe sang chảnh. Những hình ảnh này khiến những bạn kém may mắn hơn cảm thấy vô cùng áp lực và tự ti về bản thân. Chính những cảm xúc như vậy rất dễ hình thành nên trạng thái tiêu cực, từ đó dẫn đến trầm cảm lúc nào không hay.
Áp lực đến từ gia đình
Thực tế thì bất kì cha mẹ nào cũng mong muốn con mình được thành công, giỏi giang hơn người. Từ đó họ dễ bị rơi vào trạng thái áp đặt con cái phải sống theo ước muốn của họ. Đến những quyết định muốn con học trường nào, ngành gì, học thêm ai đều do cha mẹ sắp xếp. Bệnh thành tích đã ăn sâu vào tiềm thức của phụ huynh Á Đông ngày nay vì họ luôn có nhu cầu được “khoe” nhiều hơn. Nếu đứng dưới góc nhìn của phụ huynh cũng có thể hiểu được vì sao họ lại như vậy, họ yêu thương và muốn con mình tốt hơn. Nhưng thực trạng này chỉ khiến con cái trở nên mệt mỏi, mất tự do và không được tôn trọng quyết định. Từ đó dễ sinh ra trạng thái tiêu cực mất kiểm soát, không tìm thấy được niềm vui và không còn là chính mình.
Áp lực đến từ xã hội
Những bạn gen z dễ bị mặc định là thế hệ rất là xung sướng được thừa hưởng những giá trị, thành tựu tốt nhất mà gia đình và xã hội mang lại. Hay việc luôn cho rằng là người trẻ thì phải năng động, phải bắt kịp trend,… Những suy nghĩ như vậy đã tạo ra áp lực vô hình cho các bạn trẻ. Đến ngay cả việc trầm cảm cũng bị mang ra đánh đồng gen z. Thay vì đồng cảm, chia sẻ thì người ta lại cho rằng “đúng là sướng quá nên hở tí là trầm cảm”. Đây chính là nguyên nhân tạo ra những áp lực vô hình làm gen z phải “chịu trận”.
Các vấn đề tâm lý ở gen z do những vấn đề khác
Ngoài những nguyên nhân trên thì trên thực tế có rất nhiều vấn đề gián tiếp tác động tiêu cực lên tâm lý của gen z. Xuất phát từ lối sống sinh hoạt kém khoa học, tính cách tâm lý không ổn định, các mối quan hệ độc hại,… đều là những nguyên nhân khiến hiện tượng trầm cảm ngày càng tăng cao.
Xem thêm: Top 4 Cách Thoát Khỏi So Sánh Độc Hại “Con Nhà Người Ta”