Gen z được biết đến là những bạn được sinh ra trong thời đại phát triển, một thế hệ “vượt sướng”. Các bạn thường rất năng động, dám nghĩ dám làm, nhưng đến khi tốt nghiệp ra trường thì vẫn có thể bị áp lực về cuộc đua cho việc apply vào các công ty mơ ước. Cùng Trạm điểm qua những thách thức mà gen z gặp phải khi mới ra trường và cách vượt qua chúng nhé!
Lựa chọn công việc để apply
Điều đáng tự hào sau nhiều năm cố gắng học tập là chiếc bằng tốt nghiệp, lúc này chắc hẳn các bạn vô cùng hào hứng để chuẩn bị bắt đầu hành trình mới. Việc tiềm kiếm công việc phù hợp để apply chính là bước đầu tiên và đây cũng là thách thức lớn mà bạn sẽ gặp phải. Thời đại phát triển thì các công ty, ngành nghề cũng phát triển vô cùng đa dạng. Lúc này bạn cần phải sáng suốt lựa chọn công ty và vị trí phù hợp chứ đừng vội rải CV ngay khi thấy thông tin tuyển dụng.
Cần phải có sự tìm hiểu và chuẩ bị kỹ lưỡng, xem xét ngành nghề kinh doanh, khối lượng công việc có phù hợp và đúng chuyên ngành của mình hay không. Và đừng quên kiểm tra xem bản thân mình có đáp ứng được với những yêu cầu mà công ty đã đặt ra hay không. Những điều này thật sự không dễ dàng, khiến nhiều bạn phải đau đầu và mệt mỏi. Nhưng Trạm tin bạn sẽ làm được khi hiểu bản thân và tập trung tìm hiểu, đưa ra tiêu chí để đánh giá và so sánh, từ đó sẽ hạn chế được rủi ro khi đưa ra lựa chọn.
Đối mặt với nhà tuyển dụng khó tính
Sau khi apply được công ty và vị trí phù hợp thì đến bước chờ đợi cuộc gọi từ nhà tuyển dụng mời đi phỏng phấn. Đây là thách thức tiếp theo mà gen z phải đối mặt và vượt qua. Có rất nhiều CV gửi về nên bạn phải đấu tranh với rất nhiều người để được lựa chọn. Do đó nhà tuyển dụng sẽ trở nên khó tình trong việc lựa chọn những bạn có tiêu chí phù hợp.
Những chi tiết nhỏ trong CV sẽ cho thấy sự chỉnh chu, chuẩn bị kỹ lưỡng của ứng viên. Chú ý thêm về phần trang phục, tùy vào tính chất công việc và từng công ty sẽ có cách ăn mặc khác nhau. Những ngành sáng tạo bạn có thể ăn mặc phá cách hơn, những ngành còn lại thì chỉ cần đơn giản gọn gàng phù hợp với tông màu chủ đạo của công ty là được. Bên cạnh đó hãy chú trọng đến cách giao tiếp và chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn thường gặp, đừng quên đặt lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng để gia tăng sự tương tác.
Cạnh tranh với những bạn gen z khác
Mỗi bạn đều có những điểm mạnh và kinh nghiệm riêng, bạn nào tích lũy được càng nhiều sẽ tự tin bước vào đời hơn. Cùng một vị trí mà tuyển dụng mấy chục người thậm chí là hàng trăm người tùy vào độ hot và độ nổi tiếng của công ty. Đặc biệt khi cạnh tranh nhau ở những tập đoàn lớn thì profile của ai cũng sẽ rất là xịn. Điều này đã trở thành áp lực cho các bạn gen z.
Nhưng bạn đừng quá lo lắng, hãy thẳng thắn “review” lại bản thân xem mình có những điểm mạnh gì và những thiếu sót gì. Từ đó hãy làm nổi bật điểm mạnh của mình và trau dồi, cải thiện những điểm còn thiếu sót. Và đôi khi nhà tuyển dụng sẽ không chọn người giỏi nhất mà sẽ chọn người phù hợp nhất, nên là đừng quá lo lắng nhé.
Công việc thực tế khác với suy nghĩ
Sau khi đậu phỏng vấn bạn sẽ được nhận việc, kiến thức ở trường là một chuyện và thực tế khi đi làm lại là chuyện khác. Do đó lúc ban đầu các bạn sẽ dễ bị lúng túng hơn. Nhưng sau khi làm quen và vượt qua được thì bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn, có thêm kinh nghiệm để giải quyết xử lý vấn đề. Ai cũng phải bắt đầu với những khó khăn, hãy mạnh dạn đối mặt, những điều này sẽ rèn giũa bạn ngày càng tốt hơn trong công việc và cuộc sống.
Áp lực KPI, deadline
Khi đi học thì áp lực điểm số, các kỳ thi,… nhưng khi đi làm thì phải chạy đua KPI và deadline. Có khi bạn phải làm ngày làm đêm mà vẫn chưa xong việc, chưa kể công việc phải đi kèm với trách nhiệm. Nhưng chỉ mệt mỏi vì phải làm quen lúc đầu, về sau bạn sẽ sớm thích nghi được. Làm việc thì phải có KPI để đảm bảo được hiệu suất công việc, khi hiểu được điều này thì bạn sẽ đi làm với tâm thế thoải mái hơn là tự áp lực bẩn thân. Bên cạnh đó, làm việc nhớ đảm bảo đúng deadline nếu bạn muốn gia tăng sự uy tính và cơ hội thăng tiến trong tương lai nhé.
Xem thêm: Những Lầm Tưởng Về Thế Hệ Gen Z Ở Nơi Làm Việc