Rối Loạn Lo Âu Là Gì? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

hinh anh minh hoa tram dong hanh
Đôi khi lo lắng, suy nghĩ nhiều là một phần bình thường của cuộc sống. Nhiều người lo lắng về những vấn đề như sức khỏe, tiền bạc hoặc các vấn đề gia đình. Nhưng rối loạn lo âu không chỉ liên quan đến sự lo lắng hay sợ hãi tạm thời. Đối với những người mắc chứng rối loạn lo âu, sự lo lắng không biến mất và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Các triệu chứng có thể cản trở các hoạt động hàng ngày như thực hiện công việc, học tập và các mối quan hệ.
Có một số loại rối loạn lo âu, bao gồm rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội và các rối loạn liên quan đến ám ảnh khác nhau. Hãy cùng Trạm Đồng Hành tìm hiểu sơ lược về tình trạng này nhé !

Rối loạn lo âu là gì?

Lo lắng là một cảm xúc bình thường của con người. Đó là cách não bạn phản ứng với căng thẳng và cảnh báo bạn về mối nguy hiểm tiềm ẩn phía trước.
Mọi người thỉnh thoảng cảm thấy lo lắng về một hay nhiều vấn đề. Ví dụ, bạn có thể lo lắng khi gặp vấn đề trong công việc, trước khi làm bài kiểm tra hoặc trước khi đưa ra quyết định quan trọng.
lo lang qua muc gay nen roi loan lo au
Rối loạn lo âu bởi sự lo lắng quá mức  
Thỉnh thoảng lo lắng là hoạt động bình thường. Nhưng rối loạn âu lo thì khác. Chúng là một nhóm các bệnh tâm thần gây lo lắng và sợ hãi thường xuyên và quá mức. Sự lo lắng quá mức có thể khiến bạn trốn tránh công việc, trường học, các cuộc họp mặt gia đình và các tình huống xã hội khác có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn.
Với việc điều trị, nhiều người mắc chứng rối loạn lo âu có thể kiểm soát được cảm xúc của họ.

Các triệu chứng rối loạn lo âu

Triệu chứng chính của rối loạn lo âu là sợ hãi và lo lắng quá mức. Rối loạn lo âu cũng có thể khiến bạn khó thở, khó ngủ, nằm yên và khó tập trung. Tuỳ vào các loại rối loạn lo âu mà bạn mắc phải sẽ có những triệu chứng cụ thể.
Các triệu chứng phổ biến là:
  • Hoảng loạn, sợ hãi và bất an
  • Cảm giác hoảng sợ, cam chịu hoặc nguy hiểm
  • Gặp các vấn đề về giấc ngủ (khó ngủ, ngủ không sâu,…)
  • Không thể giữ được bình tĩnh
  • Bàn tay, bàn chân lạnh, đổ mồ hôi, tê hoặc ngứa ran
  • Khó thở
  • Thở nhanh và nhanh hơn bình thường
  • Tim đập nhanh
  • Khô miệng
  • Buồn nôn
  • Cơ bắp căng thẳng
  • Chóng mặt
  • Nghĩ đi nghĩ lại về một vấn đề và không thể dừng lại
  • Không có khả năng tập trung

 

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu

Một số nguyên nhân gây rối loạn lo âu là:
hinh anh minh hoa tram dong hanh
Tình trạng sức khỏe cũng là nguyên nhân gây rối loạn lo âu
  • Di truyền: Rối loạn lo âu có thể di truyền trong gia đình.
  • Sự kiện cuộc sống tiêu cực :  Do các tình huống căng thẳng mà bạn đã nhìn thấy hoặc trải qua. Các sự kiện trong cuộc sống thường liên quan đến rối loạn lo âu bao gồm: lạm dụng và bỏ rơi thời thơ ấu, cái chết của người thân, bị tấn công hoặc nhìn thấy bạo lực.
  • Lạm dụng thuốc – chất kích thích: Một số loại thuốc có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng lo âu nhất định, tuy nhiên việc sử dụng quá liều sẽ càng khiến tình trạng tệ hơn. Rối loạn lo âu thường đi đôi với việc sử dụng rượu và chất kích thích.
  • Tình trạng sức khoẻ: Một số người bị bệnh về tim, phổi và tuyến giáp cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như rối loạn lo âu hoặc làm cho các triệu chứng lo âu trở nên tồi tệ hơn.

 

Rối loạn lo âu – trầm cảm hỗn hợp (MADD) 

Là một tình trạng được xác định bởi những bệnh nhân có cả triệu chứng lo âu và trầm cảm với cường độ hạn chế và bằng nhau. Khi các triệu chứng lo âu và trầm cảm đều không chiếm ưu thê rõ ràng và không có dấu hiệu xuất hiện ở mức độ có thể xem xét riêng biệt. Rối loạn lo âu-trầm cảm hỗn hợp có các triệu chứng cản trở, giảm chất lượng cuộc sống rõ ràng.
hinh anh minh hoa tram dong hanh
Rối loạn lo âu gây giảm chất lượng cuộc sống

Các yếu tố có thể gây ra rối loạn lo âu – trầm cảm:

  • Có tiền sử gia đình bị rối loạn sức khỏe tâm thần, bao gồm rối loạn lạm dụng chất gây nghiện
  • Sống trong nghèo đói hoặc gặp khó khăn về tài chính
  • Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ của gia đình và xã hội
  • Mắc các bệnh nền, mãn tính
  • Đã có một hình thức chấn thương thời thơ ấu
  • Phải đối phó với sự gia tăng căng thẳng hàng ngày
  • Tuổi già: Có thể thấy đây là những yếu tô vô cùng gần gũi với cuộc sống thường ngày của chúng ta, thế nên cũng không khó hiểu khi đây là một trong các tình trạng bệnh phổ biến nhất hiện nay.

Phương pháp điều trị 

Tùy vào triệu chứng bệnh bác sĩ có thể tư vấn các liệu pháp sau:
  • Tâm lý trị liệu: Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), một loại trị liệu tâm lý được nghiên cứu hỗ trợ, thường được sử dụng để điều trị GAD. CBT dạy cho bạn những cách suy nghĩ, hành xử và phản ứng khác nhau trước các tình huống giúp bạn cảm thấy bớt lo lắng và bồn chồn. CBT đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và là tiêu chuẩn vàng cho liệu pháp tâm lý.
  • Thuốc: Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể kê đơn thuốc để điều trị. Các loại thuốc khác nhau có thể có hiệu quả, bao gồm: Thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI). Thuốc chống lo âu, chẳng hạn như thuốc benzodiazepin.
  • Thói quen lành mạnh: Thực hành một lối sống lành mạnh cũng có thể giúp chống lại sự lo lắng. Việc thực hiện một số lựa chọn lành mạnh nhất định trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như giảm lượng caffein và ngủ đủ giấc, có thể làm giảm các triệu chứng lo âu khi kết hợp với chăm sóc tiêu chuẩn, chẳng hạn như liệu pháp tâm lý và thuốc men.
  • Tự giáo dục bản thân: Tìm hiểu một số thông tin về những dấu hiệu mà bản thân mình gặp phải, đọc và áp dụng những phương pháp phù hợp. Tìm sự giúp đỡ từ người thân quen, giao tiếp thường xuyên.
Bệnh rối loạn âu lo – trầm cảm là một trong các loại bệnh cần được biết đến và đề phòng nhất hiện nay. Khi mà đời sống tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao thì những vấn đề ảnh hưởng tâm lí cũng tăng lên. Nếu như không trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết và đầy đủ thì có thể chính chúng ta cũng sẽ trở thành nạn nhân. Nếu như các biện pháp phòng tránh không thật sự hiệu quả, hãy nhanh chóng tìm đến những chuyên gia cũng như trung tâm sức khoẻ để chữa trị kịp thời nhé. . Qua bài viết trên Trạm Đồng Hành hi vọng sẽ giúp mọi người hiểu được khái quát về rối loạn âu lo – cũng như trầm cảm. Theo dõi Trạm để đọc thêm nhiều bài viết hay ho về sức khỏe, tâm lý nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *