Khi chúng ta được sinh ra trên cuộc đời này đều có một gánh nặng vô hình đó là áp lực từ sự kỳ vọng. Những kỳ vọng xuất phát từ gia đình, bạn bè hay thậm chí xuất phát từ chính bản thân. Khi còn bé, chúng ta được kỳ vọng phải đạt được thành tích tốt trong học tập, khi lớn lên thì áp lực phải có sự nghiệp thành công, trưởng thành hơn nữa thì áp lực phải có cuộc hôn nhân lý tưởng,…
Vậy kỳ vọng do đâu mà có?
Về gia đình, khi ba mẹ sinh ra chúng ta, phần lớn ai cũng kỳ vọng con mình sẽ có được cuộc sống hạnh phúc đáng mơ ước. Có thể không có quyền cao chức trọng nhưng ít ra phải là một công dân có ích. Sự kỳ vọng này là hoàn toàn chính đáng.
Về tình yêu, mỗi chàng trai cô gái khi bắt đầu yêu ai cũng sẽ kỳ vọng một chút gì đó về người yêu của mình phải không nào? Sự kỳ vọng từ đó hình thành tiêu chuẩn khi hẹn hò nhưng đôi lúc đời không như là mơ. Sự lãng mạn hóa có thể bị giết chết bởi thực tế nghiệt ngã, những mong muốn về đối phương không sai nhưng đừng quên hiện thực không phải lúc nào cũng màu hồng.
Sự kỳ vọng dành cho người mình yêu thích. Chẳng hạn như bạn đang hâm mộ một ca sĩ hoặc một diễn viên nào đó. Điều mình mong mỏi họ sẽ ra những sản phẩm thật bùng nổ và được nhiều người đón nhận. Và sự kỳ vọng này hoàn toàn không sai
Vậy, suy cho cùng sự kỳ vọng bắt nguồn từ tình yêu. Bất kỳ ba mẹ nào cũng mong con được thành công và hạnh phúc. Ai cũng muốn có tình yêu màu hồng, ít sóng gió. Và mong những người mình yêu quý sẽ luôn thành công và tỏa sáng. Nếu không yêu thương thì sao cũng được, đâu cần kỳ vọng, phải không nào?
Áp lực từ sự kỳ vọng
Những kỳ vọng xuất phát từ tình yêu thương, vậy người nhận được sự kỳ vọng đó sẽ cảm thấy như thế nào?
Mỗi khi đến lớp, hình ảnh bố mẹ tự hào vì mình đạt được thành tích tốt cứ hiện ra trong tâm trí. Điều này khiến bạn vô cùng áp lực và cố gắng nhiều hơn đến mức quá tải. Thời gian trôi qua, bạn nhận ra bạn chẳng đạt được thành tích gì để tự hào. Mặc dù vậy, bố mẹ cũng chưa từng lên tiếng trách móc nhưng bạn sẽ có cảm giác bứt rứt, khó chịu trong lòng vì cảm giác phụ lòng bố mẹ.
Một vài chàng trai đang trên con đường khởi nghiệp với áp lực phải thành công để lo cho bố mẹ và họ cũng sợ nếu thất bại người yêu mình sẽ rời đi. Mặc dù bố mẹ không hề áp lực hay người yêu cũng không hề trách móc nhưng họ vẫn áp lực vì chính sự kỳ vọng của bản thân.
Ngay cả những người bạn hâm mộ, dù họ đã có sự nghiệp và một vài thành công nhất định nhưng họ vẫn áp lực phải bùng nổ hơn nữa để không phụ lòng yêu thương của người hâm mộ.
Hãy tin tưởng và động viên họ nhiều hơn thay vì trách móc
Không nên nói những câu như: con phải trở có được sự nghiệp như người này, anh phải thành công như người kia. Nếu yêu thương thật sự hãy tin tưởng và động viên họ cố gắng hết sức trong quá trình. Đừng nên đặt ra kỳ vọng về kết quả, vì kết quả được cộng hưởng bởi rất nhiều yếu tố: sự nỗ lực, giúp đỡ, may mắn,… Lỡ như họ không đạt được những kỳ vọng thì thay vì trách móc hãy ôm ấp và vỗ về họ. Sự yêu thương và kỳ vọng nên đi kèm cả sự tin tưởng và thấu hiểu. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết của Trạm.
Xem thêm: Tại sao hội chứng sợ yêu ngày một phổ biến ở gen Z